Mục lục
- 1 Tương tác nội bộ kém, là khách quan – chủ quan hay là vì đâu?
- 2 Đôi khi các starup, doanh nghiệp nhỏ lại làm điều này được tốt hơn.
- 3 Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng “văn hoá tương tác nội bộ”
- 4 Tại sao mỗi người lại có thói quen này
- 5 Làm sao để thay đổi
- 6 Được lợi gì từ việc thường xuyên tương tác nội bộ?
- 7 Các cấp độ và cách để giúp doanh nghiệp thay đổi văn hoá và training nội bộ
- 8 P/s Người Mỹ thì chỉ có training – đào tạo người Mỹ thôi, vào Việt Nam là chúng nó chạy hết.
Tương tác nội bộ kém, là khách quan – chủ quan hay là vì đâu?
Tương tác nội bộ là hoạt động trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa các thành viên của một nhóm, một team hay một công ty nào đó.
Ở hầu hết các doanh nghiệp, công ty ở Việt Nam thì không có quá nhiều doanh nghiệp tạo ra được văn hoá này. Ngay ở các doanh nghiệp lớn, siêu lớn cũng thế.

Đôi khi các starup, doanh nghiệp nhỏ lại làm điều này được tốt hơn.
- Chuẩn văn hoá ngay từ đầu
- Người đứng đầu xây dựng được điều này
- Bộ máy tinh gọn, nội quy & quy định dễ triển khai
- Đầu vào “khắt khe”
– …
Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng “văn hoá tương tác nội bộ”
- Người đứng đầu
- Văn hoá doanh nghiệp
- Con người: nhân sự, quản lý
- Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (đặc thù nghề)
- Môi trường làm việc, quy trình
- Sự thay đổi, thích nghi
- …
Tại sao mỗi người lại có thói quen này
- Không có thói quen này, được hình thành từ lúc còn đi học
- Do tính cách ảnh hưởng
- Không có lý do để làm nó (làm thì được gì, thôi khỏi phải làm)
- Không thích tương tác, phản hồi
- Vì lười, không muốn “động não” hay suy nghĩ nhiều
- Không phải là việc của mình, không quan tâm
- Chưa hiểu được lợi ích hay giá trị từ việc tương tác nội bộ
- Có chính kiến, quan điểm, góc nhìn khác về chuyện này => không cần
- Người đứng đầu, cấp quản lý không training tạo ra văn hoá
- Nhiều nguyên nhân khác nữa
Làm sao để thay đổi
- Người đứng đầu, cấp độ quản lý phải làm gương và tạo ra được văn hoá này (có cái gì thì mới share được cái đó)
- Cho nhân sự một lý do, mục đích hay hiểu giá trị từ việc này
- Nhiều post sharing, kích cầu, nói về lợi ích, vì sao cần, được gì
- Tạo ra văn hoá, làm gương, mưa dầm thấm lâu, …
- Các cấp độ của giúp đỡ??? (Ở phần sau)
Được lợi gì từ việc thường xuyên tương tác nội bộ?
- Tăng nhận diện cá nhân
- Được đánh giá cao hơn
- Sếp biết bạn, đồng nghiệp biết bạn => họ hiểu bạn hơn và giúp ích rất nhiều sau này trong công việc & đời sống
- Xu hướng tích cực, chịu khó, sáng dạ
- Thể hiện quan điểm, góc nhìn => giúp tiến bộ nhanh hơn
- Lâu lâu “comment ngu” => bị chửi => nhanh trưởng thành hơn
- Tạo ra văn hoá, hiệu ứng đám đông => giúp all team có hiệu ứng
- Tạo động lực cho người khác, team => công ty tích cực
- Rèn luyện kỹ năng siêu siêu tốt: phản xạ, trình bày, phản biện, cheklist, ghi nhớ, đọc, viết, …
- Giúp “não nhanh hơn”, suy nghĩ tích cực hơn
- Nhiều nhiều lợi ích khác nữa…
Các cấp độ và cách để giúp doanh nghiệp thay đổi văn hoá và training nội bộ
Để giúp ai đó thay đổi về một quan điểm, góc nhìn, tư duy, thói quen hay một điều gì đó thì chúng ta có thể:
- Cho họ lý do
- Giúp họ nhận ra
- Giải thích cho họ hiểu
- Kiên trì với họ
- Đưa ra nhiều dẫn chứng thuyết phục hơn
- Kích cầu liên tục với họ (bằng nhiều lý do khác nhau tiếp theo nữa)
- Làm gắt hơn, dùng biện pháp mạnh hơn với họ
- Chia tay với họ (chúng ta ko thuộc về nhau)
Người Việt Nam thì phải nói nhiều lần hơn, giải thích cho họ hiểu, giải quyết các rào cản của họ, đưa ra dẫn chứng thuyết phục với họ.