Mục lục
- 1 Làm thuê hay làm chủ – chuyện cậu sinh viên cơ khí ô tô – đến vị trí Head Of Marketing
- 2 Một chút về bản thân
- 3 Hey!!! Chúng ta bắt đầu, cuộc hành trình của cậu sinh viên ngành ô tô “đầy cứng đầu” nhé
- 4 1600 ngày và cách mình trở thành một Marketer như hiện tại?
- 5 Công thức để học của mình là gì?
- 6 Mình học gì, ở đâu?
- 7 Học thì phải đi đôi với hành? vậy thì mình đã THỰC HÀNH như thế nào vậy?
- 8 Một vài thành tựu nho nhỏ của mình
- 9 Các chủ đề mình có thể chia sẻ:
- 10 Hơn 1600 ngày đã qua, Điều gì khiến mình lại gắn bó với công ty lâu như vậy?
- 11 Nhưng mình vẫn ở lại đến hôm nay? và có một vài điều mà mình muốn chia sẻ với anh/em
- 12 Động lực nào của bản thân khiến mình luôn cố gắng như vậy?
- 13 Sẵn tiện chia sẻ thêm về cách mình tạo ra động lực cho bản thân trong công việc.
- 14 Những bài học quý giá trong suốt hơn 4 năm “làm thuê” của mình
- 15 Cuối cùng, về quan điểm của mình: Nên làm thuê hay làm chủ???
- 16 Vậy thì để kiếm “triệu đô” thì khởi nghiệp đâu phải là con đường duy nhất?
Làm thuê hay làm chủ – chuyện cậu sinh viên cơ khí ô tô – đến vị trí Head Of Marketing
“Làm thuê với tư duy làm chủ – bạn sẽ có những kết quả ngoài sự mong đợi”
Mạn phép xưng “mình – anh/em” trong bài viết, hy vọng anh/em sẽ cảm nhận được tốt hơn.

Một chút về bản thân
- Trước kia mình là sinh viên học công nghệ ô tô, câu thần chú “nghề này cũng hot rồi sau nay hái ra tiền” đã đưa mình vào ngành này. (chắc nhiều anh/em cũng tương đồng với mình, chọn ngành học theo xu hướng đám đông đúng không nào
)
- Cũng giống như nhiều anh/em khác, hồi sinh viên cũng có đi làm thêm để kiếm tiền ăn ở, tiêu vặt (trước đây mình có làm: nhà hàng tiệc cưới, phát tờ rơi, đi “thi hộ”, …)
- Lúc làm thêm cũng không có quá nhiều bài học & đúc kết , hồi đó cũng “ngu ngơ” chẳng biết gì. Chỉ biết đi làm kiếm tiền thôi, không phạm pháp hay “đa cấp” là ok với mình.
- Mãi đến khi bắt đầu “làm thuê đúng nghĩa” thì cuộc sống mình mới thực sự thay đổi và đó cũng chính là câu chuyện mà mình muốn kể & chia sẻ với anh/em trong bài viết này
Hey!!! Chúng ta bắt đầu, cuộc hành trình của cậu sinh viên ngành ô tô “đầy cứng đầu” nhé

- Cuộc hành trình hơn 4 năm (cuối 2015 – 2020)
- Cuộc hành trình được làm rất nhiều vị trí khác nhau: từ sale, support, marketing (branding), leader team sale, và đến giờ là Head Of Marketing
- Cuộc hành trình từ lương: 4.000.000đ đến mức thu nhập hiện tại
- Cuộc hành trình từ đứa là con số 0 về chuyên môn đến có thể chia sẻ về nhiều chủ đề liên quan đến Digital Marketing
- Cuộc hành trình từ đứa nhút nhát, mỗi lần họp hành là không “mở miệng” được đến có thể làm được sự kiện, offline hàng trăm người
- Cuộc hành trình từ đứa kỹ năng mềm siêu tệ đến việc ý thức được và chia sẻ nó
- Cuộc hành trình từ cậu sinh viên ô tô đến ngày mà có thể viết câu chuyện của mình chia sẻ với anh/em
1600 ngày và cách mình trở thành một Marketer như hiện tại?
Là con số 0 tròn trĩnh về chuyên môn và kiến thức về Digital Marketing. Thực sự là lúc vào làm mình chẳng biết một cái gì hết, cái gì cũng phải học, tự học rồi biết dần theo thời gian. Và sau đây mình sẽ chia sẻ quá trình từ “zero đến hero” như thế nào nhé
Công thức để học của mình là gì?
- Học những gì mình muốn biết & có thể áp dụng hoặc khai thác được sau đó
- Ghi chép theo những gì mình hiểu, thực hành => biến thành kiến thức của mình
- Chia sẻ đúc kết của mình với cộng đồng
- Hoàn thiện hơn trong quá trình góp ý, phản hồi từ cộng đồng
Mình học gì, ở đâu?
- Sếp là người mình theo dõi & học nhiều nhất (các video, bài viết, khóa học, … mình đều xem gần như hết). Không dưới vài trăm video và bài viết trong suốt hơn 4 năm qua
- Tương tự như thế, mình học từ đồng nghiệp rất nhiều (các chia sẻ nội bộ, mỗi phòng ban một câu chuyện, mỗi người một “mindset” & mỗi cái hay riêng). Mình đã từng có bài viết “đồng nghiệp là để học hỏi – không phải để ganh tỵ”
- Học từ chuyên gia: các chuyên gia đầu ngành, mình xem các livestream, video và đọc các bài viết của họ
- Học từ cộng đồng: isocial cũ cũng là nơi mình học được rất nhiều bài học hay và rất nhiều cộng đồng khác nữa
- Học từ khách hàng: qua những cuộc chat, tư vấn qua điện thoại hay gặp trực tiếp, … có rất nhiều case study, bài học kinh doanh, những khó khăn và khách hàng giúp mình cảm nhận & có những bài học cực kỳ hay ho.
Ngoài ra những câu chuyện từ khách hàng giúp mình cảm nhận thêm phần nào những cảm xúc anh/em phải đối mặt khi tự thân lập nghiệp: những khoảnh khắc sung sướng khi kinh doanh thuận lợi, những lúc đau đớn phải gồng gánh khi làm ăn gặp khó khăn. Anh/em đi làm thuê theo mình còn “nhẹ đầu” hơn nhiều.
- Học từ các sự kiện, offline, event, … mình đã tham gia
- Học từ các chuyến đi: du lịch, đi công tác, … (mình hay có thói quen đúc kết và đặt câu hỏi vì sao)
- …
Học thì phải đi đôi với hành? vậy thì mình đã THỰC HÀNH như thế nào vậy?
Trong quá trình làm và học hỏi từ rất nhiều nguồn khác nhau. Tất nhiên là mình phải áp dụng và chia sẻ nó (giống như công thức mà mình đã nhắc đến trước đó).
Một vài thành tựu nho nhỏ của mình
- Là admin của 3 – 5 cộng đồng lớn nhỏ về Marketing, bán hàng => có hơn 200.000 thành viên hoạt động
- Mình đã quay đâu đó: 300 – 400 video khác nhau về hướng dẫn sử dụng phần mềm, khai thác, tư duy ứng dụng hoặc 1 chủ đề gì đó
- Đã livestream khoảng 70 – 80 lần (có thời gian mình làm 30 ngày liên tục)
- Có cho mình hơn 5 khóa học online “series video” về nhiều chủ đề khác nhau
- Đã viết khoảng hơn 200 bài viết khác nhau: trên site, blog cá nhân, tường Facebook, chia sẻ nội bộ, …
- Tổ chức & tham gia chia sẻ 20 – 30~ buổi Offline, sự kiện, (50 – 100 người)
- Tư vấn & gặp gỡ 1000~ khách hàng Online, Offline
- …
Các chủ đề mình có thể chia sẻ:
- Marketing & bán hàng
- Phát triển bản thân
- Xây dựng nền tảng
- Nhân sự
- …
- Từ việc có thể viết bài
- Có thể quay video
- Có thể livestream
- Có thể tổ chức & chia sẻ Offline, sự kiện hàng trăm người
Hơn 1600 ngày đã qua, Điều gì khiến mình lại gắn bó với công ty lâu như vậy?
Thực ra, có rất nhiều khách hàng đã từng hỏi mình câu này (em làm ở đây được bao lâu rồi, điều gì khiến em ở lại hay gắn bó với công ty lâu như vậy? Em còn làm ở đó không?… hay còn nhiều câu hỏi khác nữa, … và thậm chí là nhiều lời đề nghị mình về công ty của anh/chị để làm với rất nhiều “phúc lợi khủng”).
Nhưng mình vẫn ở lại đến hôm nay? và có một vài điều mà mình muốn chia sẻ với anh/em
- Ở công ty, mình được chia sẻ, được học rất nhiều điều khác nhau và thực sự nó không chỉ đơn thuần là công việc. Mà là còn rất nhiều điều khác nữa: cách “làm người”, kỹ năng sống, phát triển bản thân, những lời khuyên, …
- Ở công ty, nơi có một người anh – người sếp luôn sẵn sàng chia sẻ bất kỳ điều gì (mình còn một người sếp nữa, nhưng anh ấy đi xa quá
)
- Ở công ty, nơi có những đồng nghiệp sẵn sàng góp ý, động viên & giúp đỡ mình mỗi khi cần
- Ở công ty, nơi mình có công việc, những trải nghiệm & bài học từ: cộng đồng, khách hàng, …
- Ở công ty, nơi mình có “tiếng nói” & chia sẻ với anh/em những gì mình biết, học được
- Ở công ty, nơi mình có thể “khởi nghiệp” bất cứ lúc nào, chỉ quan trọng là mình đủ năng lực hay không
- …
Động lực nào của bản thân khiến mình luôn cố gắng như vậy?
- Áp lực từ việc đi làm, sếp, khách hàng, công việc, …
- Có những ngày mình đi làm chỉ để giết thời gian
- Có những ngày mình đi làm mà không biết nên làm gì, đầu óc cứ trống rỗng
- Có những ngày mình đã xin nghỉ chỉ để ngồi cà phê, ở phòng ngủ hay thậm chí là chơi game
- Hay nhiều lúc lâm vào trạng thái tiêu cực, nản chí khi mà bản thân đang “bơi cấp độ 3”
- Rồi lại tự ti, so sánh hay bốc đồng: thu nhập hiện tại, người ta kinh doanh thế nào, vì sao lại như thế, nhiều lúc mình lại có những dòng suy nghĩ tiêu cực như vậy
- Đã có nhiều lúc, thời điểm như thế trong suốt hơn 4 năm qua. Cũng đã có những thời điểm muốn nghỉ làm, bỏ cuộc và tìm một con đường mới cho mình.
Sẵn tiện chia sẻ thêm về cách mình tạo ra động lực cho bản thân trong công việc.
Ắt hẳn lý do mình cày, làm nhiều, chịu hy sinh và cố gắng phải có lý do. Và sau đây là một vài “bí quyết” của mình.
- Môi trường cho ta quan điểm, vì thế nếu thấy phù hợp thì cứ cố gắng đóng góp, cày cuốc và hy sinh. Quyền lợi sẽ tự ắt mà đến, Sếp cho mình sự tự tin đó nên mình cứ thoả sức mà cống hiến.
- Làm để chứng minh, đây là cách mình hay áp dụng trong bất kỳ điều gì. Mình là đứa kiểu rất “háo thắng”, nên ngoài việc chứng minh với người khác thì mình luôn muốn được “winner” (kể cả trong đời sống, thể thao, …)
- Làm để show case study, giống mình hay training anh/em trong team “làm đi, cố gắng có kết quả để show case của mình”. Giống việc người ta xây dựng starup để gọi vốn vậy (lúc này mục tiêu và tâm thế làm việc sẽ khác)
- Mình hay có những bài viết kiểu “tự nhủ”, vừa viết cho bản thân và sharing trên trang cá nhân về cuộc sống, công việc và bản thân
- Mình cố gắng vì một vài mục tiêu khác: bản thân, gia đình, những thành tựu, những kết quả sau này hay nhiều điều khác nữa, …
- Và cũng không thiếu một yếu tố khác đó là sự đam mê, thật sự là những gì mình làm hiện tại thì trước kia mình không nghĩ sẽ làm được hoặc thích làm nó. Nhưng mình đã nghĩ khác đi và thay đổi về quan điểm của mình rất nhiều…
Những bài học quý giá trong suốt hơn 4 năm “làm thuê” của mình
- Cứ cày, đóng góp, hy sinh và chịu thiệt một chút đi. Thái độ & cách bạn làm việc sẽ giúp bạn tìm được môi trường, công việc và một người “sếp tốt”
- Hãy là phiên bản tốt nhất của bạn bằng việc: dành nhiều thời gian hơn cho công việc, update & phát triển bản thân
- Nhóm kỹ năng 4% rất quan trọng, hãy có nó hoặc có ý thức rèn luyện: viết, quay video, trình bày trước đám đông, …
- Mỗi ngày trôi qua, ai có nhiều trải nghiệm hơn thì người đó tiến bộ nhanh hơn (chẳng hạn việc bạn đã làm gì, gặp ai trong ngày hôm đó)
- Năng lực của bạn được thể hiện qua những điều bạn làm, hãy thể hiện qua những điều bạn đã làm & làm được
- Giúp đỡ ai được thì cứ giúp: Sếp, Công ty, Đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè, … (nguyên lý cho – nhận cũng đúng một phần)
- Những chỉ số: gato, so sánh, sân si chỉ khiến bạn đi lùi. Dẫu biết là không tốt nhưng phải “siêu nỗ lực” mới có thể hoàn thiện được điều này
- Làm thuê: chuẩn mực & trung thực là 2 điều vô cùng quan trọng. Trang bị được chỉ số này, nhiều công ty sẽ thích bạn
- Cuộc sống đôi lúc sẽ chẳng công bằng, chỉ có điều hợp lý & không hợp lý theo góc nhìn của bạn
- Chỉ số lắng nghe càng cao thì càng giúp bạn có nhiều đúc kết
- Làm thì sẽ có, nhưng không làm thì sẽ không có gì
- Trải nghiệm nhiều hơn, đúc kết nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn để tiến bộ nhanh hơn
Cuối cùng, về quan điểm của mình: Nên làm thuê hay làm chủ???
- Setup tâm thế
- Cách bạn làm việc
- Cách bạn suy nghĩ, đặt tâm của mình
- Cách bạn cố gắng, nỗ lực
- Bạn hiểu, đam mê và gắn mình vào đó như thế nào???
- …
Vậy thì để kiếm “triệu đô” thì khởi nghiệp đâu phải là con đường duy nhất?
- Các nhân sự cấp cao ở nhiều tập đoàn lớn
- Các nhân sự kỳ cựu, gắn bó lâu năm và đóng góp đủ lớn
- Các nhân sự ở vị trí cao, quan trọng trong công ty
- Là “lính đánh thuê” ở nhiều công ty, dự án & nhận được các quyền lợi khủng
