Atpsoftware Logo White Retina New.png

HƯỚNG DẪN
KINH DOANH DỊCH VỤ FACEBOOK

NỘI DUNG CHI TIẾT NHẤT TỪ A-Z

Fb A đến Z.jpg

TẠO SAO LẠI CÓ EBOOK NÀY ?

31693149 443789116069475 4697410881300987904 N.jpg

Điều mà tôi cam kết với bạn đó là gì ?

Nội dung chính của Ebook này là gì ?

Phần I: Phân tích tổng quan về ngành Dịch Vụ Facebook

Phần II: Độ cạnh tranh, lời khuyên và kênh Marketing phù hợp cho bạn

Phần III: Dịch Vụ Facebook là gì?

Phần IV: Xác định chân dung, tìm kiếm khách hàng

Phần V: Để thành công ?

Phần VI: Tổng kết và Review

Facebook.jpg

PHẦN 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ NGÀNH
DỊCH VỤ FACEBOOK

1111.jpg

Đây là một ngành rất dễ kiếm tiền, theo quan điểm cá nhân của tôi là như thế (Bật mí là hồi trước tôi cũng đã từng làm mà). Nói từ Ngành dịch vụ thì mang tính chất hơi to lớn và thực sự Dịch Vụ Facebook độ lớn chưa đến mức có thể được coi là một ngành thực sự được. Bắt đầu từ đây, tôi sẽ tạm gọi là Dịch Vụ Facebook thôi nhé, vì nó cũng nhỏ thật mà. Đây là một ngành rất dễ kiếm tiền, theo quan điểm cá nhân của tôi là như thế. Nói từ Ngành dịch vụ thì mang tính chất hơi to lớn và thực sự Dịch Vụ Facebook độ lớn chưa đến mức có thể được coi là một ngành thực sự được. Bắt đầu từ đây, tôi sẽ tạm gọi là Dịch Vụ Facebook thôi nhé, vì nó cũng nhỏ thật mà.

Kinh doanh người ta quan trọng rất rất nhiều về sản phẩm, biên lợi nhuận của một sản phẩm, khách hàng và giá trị mà một khách hàng có thể mang lại là bao nhiêu. Nhưng đối với dịch vụ này thì đơn giản thôi, nếu như bạn chọn đúng cái mình mạnh và thực sự tập trung vào nó thì tôi tin là bạn có nguồn thu nhập khủng từ nó đấy. Có rất nhiều bạn, các anh đi trước đã kiếm tiền tỷ mỗi tháng từ dịch vụ Facebook, qua đến phần sau tôi sẽ có một vài phân tích để bạn có thể nắm được các Case Study đó họ đã kiếm bộn tiền như thế nào nhé. Để hiểu rõ được sự đa dạng của Dịch Vụ Facebook và nó kiếm tiền từ đâu. Bạn có thể đọc qua 32 dịch vụ mà bạn có thể kiếm tiền trên Facebook: http://bit.ly/2CPSiFg để có thể hình dung rõ hơn và mường tượng được đâu có được một phần. (Bật mí là tôi sẽ phân tích và vạch trần từng dịch vụ 1 nha, nhớ đón xem phần sau).

Về mức độ hiệu quả của Facebook đối với người kinh doanh, xếp thứ 2 chỉ sau mỗi Website. Những con số biết nói này giúp bạn có thể hình dung ra được rằng, người kinh doanh sử dụng Facebook để bán hàng cực kỳ nhiều và tỉ lệ thuận với hành vi người dùng.

Và có thể khẳng định rằng, Facebook có sức ảnh hưởng vô cùng lớn mà hầu như là nếu như không bán hàng trên Facebook thì khó có nơi nào khác mà người kinh doanh có thể bán được hàng dễ và hiệu quả như vậy. Dẫu biết rằng còn rất rất nhiều người kinh doanh đang trong trạng thái chuyển dịch hoặc đang rất SML (sấp mặt luôn) với các chi phí về quản lý, nhân sự, quảng cáo facebook ads, hàng hóa…và hàng tá chi phí duy trì ở kênh này.

12123.jpg
222.jpg

Khẳng định với các bạn rằng Dịch Vụ Facebook vẫn sẽ luôn có chỗ đứng với các chỉ số trên hình. Quảng cáo Facebook và đăng bài lên group facebook hay bán hàng trên Profile cá nhân vẫn luôn là kênh mà người kinh doanh trên Facebook áp dụng nhiều nhất.

Vì vậy, đừng lo rằng Dịch Vụ Facebook sẽ không có chỗ dứng các bạn nhé. Điều quan trọng là các bạn có chọn đúng cái thế mạnh, đúng ngách mà khách hàng cần và bạn không quá phải đau đầu vì bài toán dịch vụ hay không thôi.

Arrow Separator With Shadow2 8.png

Hãy theo dõi tiếp các phần sau của tôi, tôi sẽ giúp các bạn kinh doanh dịch vụ trên Facebook đơn giản nhất có thể mà vẫn có thể kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ kênh Social cực kỳ tiềm năng này.

2. Một chút về thị trường và nhu cầu của khách hàng

3.png

THÊM MỘT VÀI DẪN CHỨNG CỤ THỂ KHÁC

4.png
Dịch vụ đổi tên Fanpage
5.png
Dịch vụ mở khóa Facebook

Các bạn hoàn toàn có thể thấy, nhu cầu nhiều lắm. Chỉ cần các bạn biết, nghiên cứu tips, tricks và chịu học hỏi, tìm tòi, có một chút hiểu biết và đang sử dụng Facebook thì hoàn toàn dễ dàng kiếm hàng chục triệu mỗi tháng từ dịch vụ Facebook.

3. Các loại hình Dịch Vụ Facebook

Thử search trên Google xem dịch vụ Facebook trên này có gì nhé ?

6.png
Seach từ khóa Dịch Vụ Facebook
7.png
  • Dịch vụ quản trị Fanpage
  • Dịch vụ mở khóa Facebook
  • Dịch vụ chăm sóc Profile
  • Dịch vụ tăng like, tăng sub
  • Dịch vụ đổi tên Fanpage, rate 5 sao Fanpage
  • Dịch vụ làm Profile cá nhân theo yêu cầu
  • Dịch vụ tăng thành viên nhóm theo yêu cầu

Có quá nhiều dịch vụ Facebook hiện tại trên thị trường có. Nó tỉ lệ thuận với lượng khách hàng quan tâm tới các dịch vụ đó và việc của bạn là lựa chọn dịch vụ phù hợp với bản thân mình và phù hợp nhất để làm và cùng kinh doanh với Dịch Vụ Facebook cùng tôi nhé.

TIẾP TỤC TRÊN FACEBOOK THÌ NHƯ THẾ NÀO?

8.png
Seach từ khóa Dịch Vụ Facebook

Chốt lại vấn đề, ở dịch vụ Facebook việc kiếm tiền không hề khó cũng như việc lựa chọn dịch vụ phù hợp với bạn cũng là điều mà bạn hoàn toàn có thể quyết định và thay đổi dễ dàng. (Bật mí với bạn là đây chỉ là bề nổi của Dịch Vụ Faceook thôi nhé, còn 7 phần chìm nữa tôi sẽ phân tích, mổ xẻ và cho bạn những định nghĩa gọi là bản chất thật sự của từng dịch vụ trên Facebook này, hãy đón xem các phần tiếp theo của tôi nhé).

Arrow Separator With Shadow2 8.png

Phần 2: Độ cạnh tranh, lời khuyên và kênh Marketing phù hợp cho bạn

1. Phân tích các đối thủ và các mô hình dịch vụ hiện tại hoạt động ra sao

1.1 Kênh thứ nhất Google Adwords (mới nhất là Google Ads)

10.png
Dịch vụ Facebook
11.png
Dịch vụ tăng theo dõi

Search thử Dịch vụ Facebook trên google, tôi thấy họ chạy adwords cả từ khóa này khá nhiều, nếu như cạnh tranh với các bên dịch vụ này thì tôi phải tốn khá nhiều chi phí đây. Nên tôi tạm tìm hiểu tới đây thôi, bỏ qua kênh này đi nó không phù hợp với nhưng ai đang khó khăn như tôi, khởi nghiệp từ Dịch Vụ Facebook với vốn chạy quảng cáo không có nhiều.

Một vài từ khóa như: dịch vụ facebook, chạy quảng cáo facebook, dịch vụ tăng like, dịch vụ tăng sub, tăng like, tăng sub, …

Vậy là kênh đầu tiên hiện tại tạm gọi là đối thủ đang hoạt động và dùng kênh này để hỗ trợ cho việc marketing và bán hàng. Nhưng không vì thế mà các bạn không áp dụng kênh này nhé, vì sau này khi nguồn lực đủ, nó là một kênh rất rất tiềm năng để hỗ trợ việc remarketing với khách hàng cũ và tiếp cận khách hàng mới từ những từ khóa hot.

1.2 Kênh thứ hai SEO

Hiểu nôm na là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các từ khóa mà khách hàng có thể tìm kiếm, từ đó website, blog của bạn sẽ được hiển thị và khách hàng sẽ truy cập vào tham khảo thông tin, việc tối ưu website, blog của bạn là điều cần phải làm…và có thể hiểu đơn giản khách hàng đến từ đây đó.

Trước tiên ! để xem độ cạnh tranh của kênh này bằng cách mình có khoảng bao nhiêu đối thủ làm kênh này các bạn nhé. Cùng dùng toán tử Google để phân tích xem nào.

2 kênh này thực ra nó chỉ là một kênh mà thôi, điều kiện cần để các bạn có thể chạy Google Adwords thì bắt buộc phải có website mà. Vì thế nên trang bị cho mình một website tối ưu SEO một chút, hoặc một blog cá nhân tương tự. À ! ở đây tôi có 1 Case Study về Blog cá nhân khá kinh điển cùng ngành với các bạn đây. http://thanhthinhbui.com, tôi nghĩ các bạn cũng đã biết qua blog này, một Affiliate hiện tại đang cùng ATP kiếm tiền nhưng với ngách là cung cấp, hỗ trợ công cụ cho người kinh doanh. Traffic khủng khiếp với các từ khóa về kinh doanh online, bán hàng online, facebook ads… tôi không phải là một dân chuyên về SEO hay đại loại là làm SEO lâu năm, nhưng nhìn các chỉ số, các keywords thôi cũng thấy khá ngợp rồi. Các bạn tham khảo sơ qua hình để cảm nhận nhé.

16.png

Oke ! Thôi tôi chỉ nói sơ qua kênh này một chút để các bạn có thể hình dung sơ qua thôi, những ai có nhu cầu tìm hiêu sâu hơn hoặc áp dụng tốt kênh này thì có thể tham khảo trên youtube, google hoặc các khóa học chuyên sâu nha, khá nhiều khóa chất lượng. (Gợi ý là tự tìm hiểu và thực chiến thì sẽ có đúc kết và cảm nhận riêng cho cá nhân hơn).

Chơi với Google đã rồi qua Youtube xem họ đang làm gì bên này nhé

1.3 Kênh thứ 3 Youtube

Youtube là một kênh mà người dùng có nhu cầu tìm kiếm, truy cập và chuyển đổi có nhu cầu chỉ đứng thứ 2 sau Google đối với ngành này.

Nhìn chung, lượt view, lưu lượng tìm kiếm trên này rất kinh khủng, ATP hiện tại có một vài video về mở khóa FAQ, mở khóa Facebook 72h cũng nằm top kéo đâu đó 500.000~ view. Rất nhiều khách hàng hỏi mở khóa, nhờ mở khóa. Tương tự để khách hàng chuyển đổi sử dụng dịch vụ, các bạn hoàn toàn có thể xây dựng kênh Youtube hướng dẫn về cách mở khóa facebook, tips, trick facebook, tăng like facebook, tăng sub facebook… chỉ cần làm tốt, tối ưu nội dung, tiêu đề, mô tả, hashtag, call to acction, quà tặng… Tham khảo cách mà ATP đang áp dụng để có kênh Yotube đạt 100.000 Subcribe trong 6 tháng: http://bit.ly/2A5T1Rv . Tôi sẽ không hướng dẫn chi tiết về kênh này, vì thực tế tôi không làm tốt nó, nhưng hy vọng một vài phân tích và gợi ý có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn và là một kênh các bạn có thể làm để tìm kiếm khách hàng cũng như hiểu rõ thị trường, đối thủ đang làm như thế nào để tìm kiếm khách hàng.

Thêm nữa, kênh này rất khó để đo lường được có bao nhiêu video top, bao nhiêu kênh top và bao nhiêu đổi thủ đang làm tốt, gợi ý phần mềm để các bạn có thể phân tích rõ về các chỉ số, từ khóa từ một video hoặc kênh bất kỳ: http://bit.ly/2QEPfCH còn rất nhiều tool khác, các bạn có thể tìm hiểu thêm nhé (tham khảo học viện youtube: https://www.facebook.com/groups/HocVienYT/)

Review lại một chút 3 kênh vừa rồi tôi đã liệt kê và phân tích để sơ bộ về Google và Youtube, tuy không đi chi tiết và rõ ràng nhưng đủ để các bạn có thể hiểu và biết được đối thủ và khách hàng họ làm gì ở các kênh này và có nên áp dụng kênh này để kiếm tiền từ Dịch Vụ Facebook hay không.

1.4 Kênh thứ 4 Facebook

Kênh mà tôi muốn các bạn tham khảo tiếp theo và xem thị trường đang phát triển và hoạt động như thế nào đó chính là Facebook, nơi mà Dịch Vụ Facebook được “sinh” ra và là nền của Dịch Vụ Facebook phát triển, nó quyết định Dịch Vụ Facebook có tồn tại và phát triển hay không.

Một gợi ý nho nhỏ để bạn có tìm tất cả những ai đang làm dịch vụ trên Facebook đó là cú pháp Graph Search (mình chắc chắn là hơn 70% những ai đang đọc ebook này đều không biết đến Graph Search hoặc chưa biết khai thác nó). Nào hãy cùng mình kiểm tra xem Graph Search cho ta biết có bao nhiêu đối thủ đang cạnh tranh nhé.

17.jpg
Những ai trong tên có từ khóa: tăng like
18.jpg
Những ai trong tên có từ khóa: dịch vụ Facebook
19.jpg
Những ai đang làm việc tại: mở khóa Facebook
20.jpg
Những ai trong tên có từ khóa: chạy quảng cáo

Bạn nào có nhu cầu lấy tệp này thì tải ở đây nhé: http://bit.ly/2PImZOi

Graph Search giúp bạn tìm kiếm dễ dàng những ai đang làm việc theo ngành nghề, ở trên tôi mới chỉ dùng một trong những tính vô cùng bá đạo của Graph Search.

Nhìn chung có khoảng hơn 5000 tài khoản Facebook hiện tại đang làm các dịch vụ liên quan đến: mở khóa, chạy quảng cáo, tăng like, tăng sub… trên đây tôi mới chỉ liệt kê một vài từ khóa có nhiều Anh/Em đang làm dịch vụ điền thôi, còn rất rất nhiều các từ khóa tương tự, nhưng số lượng không nhiều và đáng kể nên tôi không liệt kê tại đây.

Một nơi tiếp theo mà có rất nhiều Anh/Em làm dịch vụ, mmo và trao đổi đó là cộng đồng, các hội nhóm, các group...

21 1.png
Lượng bài viết, tương tác khá nhiều
22.png
Rất rất nhiều cộng đồng khác nhau
23.png
Đây là nơi các Anh/Em thường xuyên trao đổi, giao dịch

Trên này tập hợp khá nhiều Anh/Em làm dịch vụ, họ thường lên đây để trao đổi, mua bán, hỏi đáp, học hỏi các chủ đề về tips/tut các tricks mới về Facebook và các dịch vụ liên quan. (tôi xin gọi là Anh/Em để tạo độ thân thiện và nói như một cách trong ngành). Các bạn có thể tham khảo tại group cộng đồng này nhé: https://www.facebook.com/groups/1878010909106580/

Trao đổi khá nhiều mỗi ngày. Theo tôi nhận định thì có khoảng hơn 10.000 Anh/Em mmo trên này trao đổi về các thủ thuật, tip/tut. Còn lại là tài khoản clone hoặc chỉ vào nằm vùng. Rất nhiều giao dịch, hỏi đáp ở trên cộng đồng mõi ngày vì có tới trung bình khoảng 400 bài viết mỗi ngày.

Thêm một vài minh chứng về các hoạt động, lượng thành viên trong ngành để các bạn có thể hình dung về số lượng cũng như tìm kiếm các Anh/Em làm cũng ngành nhé:

Các cộng đồng về Google Adsense, mua bán có rất nhiều. Trên hình các bạn có thể tham gia để tìm kiếm nhu cầu hợp tác, học hỏi và trao đổi trên các group này.

2. Lời khuyên dành cho bạn là gì ?

Review qua 4 kênh tôi đã liệt kê ở phía trên nhé

- Website: bao gồm chạy Adwords và làm SEO - Youtube: xây dựng kênh, chia sẻ kiến thức về Facebook, kinh doanh, tips/tut, tricks… kéo lượt view từ lưu lượng tìm kiếm và đề xuất. - Facebook: Profile cá nhân, xây dựng fanpage, xây dựng cộng đồng, tham gia các cộng đồng trao đổi, tham gia các cộng đồng marketing, bán hàng…

Đánh giá tổng quan về thị trường, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, kênh tiếp cận thì kết luận lại 4 kênh này tôi có một vài lời khuyên và nhận định khá là tâm đắc dành cho các bạn như sau nhé. Nhớ note lại nếu như nó phù hợp hoặc có giá trị thực sự với bạn:

Có khoảng đâu đó hơn 10.000 Anh/Em hiện tại đang cung cấp, hỗ trợ các mảng dịnh vụ khác nhau trên Facebook và các kênh liên quan.

Đây là lĩnh vực thu hút khá nhiều bạn trẻ, chủ yếu là nam giới… và tư duy về marketing, bán hàng, nền tảng, lâu dài vẫn chưa nhiều, chủ yếu là các Anh/Em làm ăn nhanh, ăn xổi và hầu hết vẫn chưa làm tốt về việc xây dựng Brand cá nhân.

Đa số các bạn cung cấp dịch vụ hiện nay thuộc nhóm 9x đời cuối hoặc 2k, do đó cần thận trọng khi giao dịch và chọn đối tượng uy tín. (Check độ uy tín, độ trust qua cộng đồng, qua feedback của khách hàng, qua một vài post review hoặc có thể nhờ trung gian để giao dịch cho chuẩn).

Là hoạt động kiếm tiền nhanh, không phải đầu tư vốn nhiều. Nhưng kèm theo đó một số rủi ro ở một số dịch vụ… nhiều Anh/Em bỏ giữa chừng hoặc bị khách hàng “vật” cũng bỏ nghề, một vài rủi ro ở hệ thống, thay đổi của Facebook sau đó Anh/Em cũng không theo được và bỏ nghề.

Là hoạt động cần liên tục thay đổi, update bản thân về kiến thức, hiểu biết, các mẹo, Anh/Em cần phải thay đổi, học hỏi bạn bè, các Anh/Em làm chung ở list friends, cộng đồng lớn nhỏ để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các thay đổi của thị trường và nhất là cái nôi của Dịch Vụ Facebook đó là sự thay đổi mỗi ngày từ Facebook.

Yêu cầu của ngành này khá là căng, Anh/Em làm phải có kiến thức tốt, độ nhạy, kỹ năng và kèm theo về việc đảm bảo sự ổn định, uy tính kèm theo là áp lực về bảo hành, thay đổi của Facebook tôi đã nói phía trên.

Có vài chục dịch vụ khác nhau về ngành này, và thêm vào đó là độ cạnh tranh khá lớn, nếu muốn làm tốt hoặc kiếm thu nhập tầm vài chục triệu mỗi tháng cần Anh/Em phải thực sự tập trung, làm có tâm và luôn luôn chuẩn, tạo dựng thương hiệu cá nhân tốt, độ uy tín cao, những Anh/Em nào còn chưa hình dung được thì nên đọc tiếp phần sau của Ebook này, rất nhiều điều hay ho của tôi đang chờ đón Anh/Em.

3. Chọn kênh Marketing/bán hàng phù hợp

Kênh Marketing cho bạn

Xây dựng Profile cá nhân Facebook

Xây dựng kênh Youtube

Xây dựng Cộng Đồng Facebook

Xây dựng Fanpage Facebook

Xây dựng Website, Blog cá nhân

23.jpg

3.1 Xây dựng Profile cá nhân Facebook (Xây thương hiệu cá nhân)

Tôi có liệt kê một vài kênh Marketing và bán hàng hiện tại hầu hết các Anh/Em trong ngành đang làm và mang lại kết quả khá tốt ở trên và tiếp đến tôi sẽ phân tích từng kênh, độ khó dễ, lợi thế của từng kênh để các bạn có thể dễ hình dung và lựa chọn kênh áp dụng phù hợp cho bản thân nhé.

Đầu tiên là Profile cá nhân Facebook, lý do tại sao tôi lại xếp kênh này đầu tiên ? Có 3 lý do để tôi sắp xếp nó đầu tiên đó là:

Profile cá nhân Facebook là cá nhân hóa, là gắn liền với thương hiệu cá nhân, như tôi nói ở phía trên là cần xây dựng thương hiệu cá nhân tốt đúng không nào ? và kênh này là dễ áp dụng và xây dựng nhất nhé

Lợi thế của kênh này là 0 đồng, các bạn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu của mình, cũng như có thể dễ dàng chia sẻ nội dung của mình tiếp cận tới rất rất nhiều khách hàng tiềm năng trên Facebook.

Tôi có được một ít kinh nghiệm ở mảng này, nên ưu tiên nó vì dễ viết hơn đó mà. hehe !

Và trước tiên, File hơn 5000 Anh/Em làm Dịch Vụ Facebook các bạn còn nhớ chứ? Đã tải về để lưu lại chưa nào, nếu chưa thì nên kéo lên lại để tải gấp vì các bạn cần nó nếu như muốn trao đổi, buôn bán hay học hỏi, update kiến thức từ đó đấy.(Lợi thế của Profile cá nhân là dễ dàng kết nối).

Tiếp theo hãy tham khảo video làm thế nào để tiếp cận 100.000 khách hàng từ Profile Facebook này nhé: http://bit.ly/2plyosa (bật mí trong video phần mô tả có tài liệu chi tiết dạng slide dành cho bạn nào quan tâm)

Tham khảo thêm 6 lý do mà bạn nên áp dụng kênh Profile để bán hàng và xây dựng thương hiệu cá nhân, tài liệu này soạn cách đây hơn 1 năm nhưng vẫn còn rất giá trị và sử dụng lâu dài được. Điều quan trọng ở đây là bạn phải khác biệt với phần còn lại 😉

25.png

Ngoài sự dễ dàng về việc xây dựng, tiềm năng về tương tác, khách hàng và target chuẩn khách hàng, Profile cá nhân là kênh mà giúp bạn có được nền tảng để có thể là nền để triển khai thêm các kênh tiềm năng khác như:

Xây dựng cộng đồng Facebook

Xây dựng Fanpage Facebook

Xây dựng hệ thống phễu Email khách hàng tiềm năng

Hỗ trợ kéo traffic cho website, view cho các video youtube của bạn

Ngoài ra kênh Zalo cũng được hỗ trợ ít nhiều từ Profile cá nhân của bạn

Các bạn có thể tham khảo 2 hình bên dưới, đó là minh chứng cho việc Profile là nền tảng để bổ trợ và phát triển đa kênh.

26.png

Ngoài sự dễ dàng về việc xây dựng, tiềm năng về tương tác, khách hàng và target chuẩn khách hàng, Profile cá nhân là kênh mà giúp bạn có được nền tảng để có thể là nền để triển khai thêm các kênh tiềm năng khác như:

27.png

Thực ra còn rất nhiều tư duy để cá bạn có thể áp dụng kênh Profile cá nhân khai thác một cách hiệu quả vừa hỗ trợ việc bán hàng, xây dựng trang cá nhân, thương hiệu cá nhân, vừa hỗ trợ việc xây dựng nền tảng đa kênh, nền tảng lâu dài…

Arrow Separator With Shadow2 8.png

NGỢP CHƯA ? DỪNG LẠI NGHỈ MỘT CHÚT ĐÃ NHÉ

Đó chỉ mới là phần profile cá nhân thôi, nhưng bật mí với bạn là tôi sẽ không đi sâu vào các phần còn lại, vì kênh này là kênh dễ làm nhất và hầu hết các bạn đều có thể làm được. Từ việc xây dựng, tìm kiếm khách hàng, xây dựng nội dung, tương tác với khách hàng… đều có trong bộ tổng hợp tài liệu Profile cá nhân ở đây, các bạn nên xem qua vì nó sẽ giúp các bạn ít nhiều đấy: http://bit.ly/2Lz06M8 (ở đây có rất nhiều tài liệu, bạn nên chọn một cái bạn cho rằng phù hợp và đúng nhất với bạn để tham khảo và áp dụng nhé)

Và cuối cùng, lời khuyên cho bạn là hãy chọn Profile cá nhân trước đã, rồi hãy nghiên cứu và áp dụng các kênh kia sau.

3.2 Xây dựng kênh Youtube

Không chi tiết như là Profile, ở kênh này tôi sẽ chỉ phân tích về mặt lợi hại và mạnh yếu của từng kênh, nắm KEYWORDS để áp dụng cho từng kênh đó là mẹo nhỏ dành cho bạn.

lợi thế

Lưu lượng search của người dùng cao.

Video sẽ được đề xuất từ yotube rất nhiều nếu bạn làm tốt.

Dễ làm, hầu hết ai cũng có thể làm được.

Có thể liên kết với Website, blog để đẩy traffic và view, cộng thêm là SEO.

Lưu lượng search của người dùng cao.Là kênh có nền tảng lâu dài, xây dựng thương hiệu cá nhân tốt.

...

khó khăn

Bạn phải làm tốt và có phễu hứng nếu muốn khai thác tốt kênh này.

Xây dựng lúc ban đầu rất khó và dễ nản (về ý tưởng và lượt view kén).

Phải có kiến thức về: kinh doanh, bán hàng, tut/tips, trick… để chia sẻ với người dùng (vì chỉ có những chủ đề này mới có thể thu hút view và đề xuất từ Youtube).

Xây dựng cộng đồng FacebookHơi tốn thời gian nếu bạn làm việc không hiệu suất và không có kỹ năng về: chuẩn bị, lên nội dung, quay, edit và xuất video.

...

Sao nào, đã hình dung sơ bộ về kênh Youtube này chưa ? tôi sẽ không đi quá chi tiết vào hướng dẫn các bạn phải làm như thế nào và làm ra sao, hãy tìm hiểu các cộng đồng, theo dõi các Youtuber, các đối thủ mà họ đang làm tốt. Học hỏi những cái hay, áp dụng, tư duy sáng tạo hơn… và luôn nhớ, hãy đặt câu hỏi vì sao trong từng vấn đề và trả lời nó.

3.3 Xây dựng Website, Blog cá nhân

Tiếp đến kênh thứ 3 đó là Xây dựng Website, Blog Kênh này không phải là thế mạnh của tôi, vì tôi chưa được trải nghiệm và thực chiến nhiều, nhưng lời khuyên dành cho bạn đó là hãy chuẩn bị cho mình một nơi để các bạn có thể chia sẻ kiến thức, tập hợp những bài biết, những kỹ năng, những đúc kết của mình bằng văn bản đó chính là Website hoặc Blog tương tự thế này:

1. https://thanhthinhbui.com (Thanh Thịnh Bùi – sinh năm 97, Kiến thức Facebook Ads, bán hàng cực tốt, hiện tại đang là Affiliate của ATP và có nguồn thu nhập đều đặn).

2. https://vuhieu.com (Vũ Minh Hiếu – sinh năm 99, kỹ năng mềm, bán hàng cực tốt)

3. https://www.fblikebot.net/vi (một site tôi hay dùng vì có ứng dụng khá hay và miễn phí )

lợi thế

Lưu lượng search của người dùng cao.

Nếu làm tốt, bạn sẽ thu được phễu người dùng cực lớn từ lượng traffic tự nhiên mỗi ngày.

Là kênh phát triển lâu dài và nên đi nếu bạn có thời gian và kiến thức về nó.

Các nội dung, các bài viết của bạn sẽ không mất đi đâu cả, lo kho lưu trữ nội dung rất tốt dành cho bạn.

Website như là cửa hàng của bạn, hãy làm nó ngay khi bạn có thể.

...

khó khăn

Không phải ai cũng làm được, ngay cả bạn nếu bạn chưa có kiến thức hoặc hiểu về nó.

Bạn phải bỏ ra thời gian khá lâu để tìm hiểu cách làm website, blog… cần gì, chuẩn bị gì và phải làm như thế nào.

Khi đã “bơi” vào cửa hàng online, rất khó để thoát ra vì bạn sẽ bị đắm chìm với các theme và độ khó về kỹ thuật để tối ưu website hay blog của bạn.

Nếu được, lời khuyên là nên hợp tác với ai đó biết hoặc thuê dịch vụ bên ngoài.

...

3.4 Xây dựng Cộng Đồng Faebook

Facebook ? Nền tảng thứ 2 đó là Cộng Đồng tức Group Facebook. Một trong những kênh mà tôi cho là cực kỳ hiệu quả, xây dựng nền tảng lâu dài và có độ nhận diện thương hiệu cực kỳ lớn đó là việc các bạn nên xây dựng cho mình riêng một cộng đồng. Hoặc bạn chưa đủ nguồn lực, chưa đủ kiến thức và độ trải nghiệm thì tham khảo cách tôi phân tích dưới đây để dễ nhận định và nắm tình hình nhé.

lợi thế

Cộng đồng là nền tảng lâu dài, gắn liền với thương hiệu của bạn.

Nếu bạn là đơn vị hoặc một Agency chuyên dịch vụ thì đó là lợi thế dành cho bạn.

Dễ phát triển, người dùng có hành vi update kiến thức và tương tác trên đó.

Nội dung được lưu trữ, tổng hợp trên cộng đồng, hệ thống hóa.

Khuynh hướng mở, thảo luận sẽ là lợi thế để bạn update kiến thức cho mình.

Có thể liên kết với cộng đồng khác hoặc Fanpage.

Facebook đang ưu tiên và đó là cơ hội dành cho bạn.

...

khó khăn

Nếu một mình bạn sẽ khó có thể duy trì được nội dung và tương tác cho nhóm.

Xu thế có khá nhiều chuyên gia, các Anh/Em khác cũng làm cộng đồng.

Update kiến thức, kỹ năng liên tục nếu bạn ko muốn cạn nội dung.

Sáng tạo, đổi mới là điều cần và có để user (người dùng) họ không chán bạn.

Phải là người có tầm và đương nhiên có tâm nữa nhé.

Hãy liên kết với Anh/Em cùng ngành hoặc hợp tác với ai đó, lợi thế của bạn để phát triển nhanh hơn.

...

3.4 Xây dựng Cộng Đồng Faebook

Fanpage Facebook? Liệu có nên làm hay không nếu như bạn chưa biết bắt đầu từ đâu ?

Hãy xem qua video: xây dựng Fanpage từ con số 0 để bạn có thể định hình rõ hơn và nên lựa chọn ngách chủ đề phù hợp cho mình nhé: http://bit.ly/2NrJevi

Lời khuyên dành cho các bạn đó chính là nên tìm hiểu về chatbot trước. Từ đó chọn một chủ đề hoặc ngách phù hợp cho riêng mình sau đó xây dựng Fanpage, chatbot sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xây dựng phễu và chăm sóc khách hàng tiềm năng từ Fanpage. Và dừng quên kết hợp với Profile, Group Facebook để đẩy mạnh và hỗ trợ các kênh này với nhau nhé.

Hãy cùng tôi phân tích một vài điểm lợi hại của Fanpage nhé !

lợi thế

Là nền tảng lâu dài, nếu làm tốt về nội dung Fanpage của bạn sẽ viral mạnh mẽ.

Có thể liên kết với Group, Profile và các kênh khác để tăng nhận diện và thương hiệu.

Có thể xây dựng với chi phí 0 đồng.

Công cụ Autoviral Content sẽ giúp bạn đa dạng content, đặt lịch cả năm một cách đơn giản.

Có nhiều công cụ, nền tảng hỗ trợ chăm sóc và quản lý: Chatbot, Doopage..

...

khó khăn

Hơi tốn thời gian nếu bạn là người mới hoặc chưa có hướng làm.

Nếu dùng các công cụ, nền tảng hỗ trợ đòi hỏi bạn phải biết về kỹ thuật, mày mò một chút.

Hơi kén lượt view, user tương tác và theo dõi nếu Fanpage của bạn nghèo nàn về content.

Tốn công quản lý, hỗ trợ, xây dựng nhưng chưa chắc mang lại đơn hàng và kết quả cao cho bạn.

Nếu xây dựng brands hoặc thương hiệu cá nhân, thì đó là lợi thế của bạn.

...

Sơ lược các kênh, lợi thế và khó khăn hy vọng các bạn đã hình dung sơ bộ và có cái nhìn tổng quan về các kênh. Lựa chọn kênh và quyết định của bạn đó là kênh nào phù hợp, kênh nào là lợi thế và giúp bạn có thể hoạt động lâu dài.

Arrow Separator With Shadow2 8.png

Note: quan trọng nhất vẫn là người thực thi, hãy siêng năng, học hỏi, tư duy, sáng tạo và làm tốt hơn mỗi ngày nếu bạn muốn có kết quả tốt. Tôi tin là điều đó sẽ giúp bạn có động lực thực hiện mỗi ngày. Và quan trọng hơn, hãy liên hệ đội ngũ ATP hoặc cho tôi nếu bạn gặp bất cứ khó khăn gì trong những nội dung mà tôi chia sẻ trong Ebook này.

Phần 2: Độ cạnh tranh, lời khuyên và kênh Marketing phù hợp cho bạn

1. Dịch vụ Facebook là gì ?

Đúng như lời hứa hẹn của tôi chứ ? tôi có một vài cái gọi là bản chất để các bạn có thể hình dung là Dịch Vụ Facebook là gì ? như tôi đã nói từ những khái niệm và sơ lược ban đầu, có cầu thì ắt tự nhiên sẽ có cung và đó là quy luật của tự nhiên. Xuất phát điểm Dịch Vụ Facebook cũng hình thành như những dịch vụ khác. Vì vậy chẳng có gì xa lại về việc trên nền tảng mạng xã hội lại xuất hiện các dịch vụ tại kênh Marketing khá hay ho này.

Nói một cách nôm ra đơn giản, Dịch Vụ Facebook xoay quanh các vấn đề như sau: tips/tut, tricks… liên quan đến Profile, Fanpage và Group và những kiến thức xoay quanh. Các nhu cầu về: tăng tương tác, tăng like, sub, tăng reach (lượng người tiếp cận), tăng thành viên nhóm… nói chung là khá là nhiều và đa dạng. Nhưng bản chỉ cần hiểu bản chất cơ bản đó là những gì mà hành vi người dùng hoặc có nhu cầu dịch vụ khi: họ không làm được, họ không biết đó là gì (tức hầu hết là miss thông tin), họ không có đủ thời gian và nguồn lực đổi lại họ có tiền và có nhu cầu, họ cần tư vấn, hỗ trợ, những gì hệ thống hóa, họ cần những luồng thông tin đủ và cần, họ cần tư duy, kiến thức (các phần này tôi nhắc đến dịch vụ Coaching, training, dạy học, khóa học, tư vấn…). Đấy nói chung là sơ lược một vài dẫn chứng để các bạn có thể dễ hình dung về khái niệm và bản chất của ngành Dịch Vụ này.

Trước đây, theo tôi được biết thì Facebook du nhập vào Việt Nam khá lâu (theo thông tin thì 2007 hay 2009 gì đó), nhưng lượng người dùng mạng xã hội chỉ đông đảo và có tầm ảnh hưởng lớn thì đâu đó bắt đầu từ những năm 2012 – 2013 trở đi, khi đó lượng tài khoản đã lên tới con số khoảng 30 triệu, trừ hao các tài khoản ảo thì chắc tầm 25 – 27tr tài khoản. Vì thế, Dịch Vụ Facebook đã “bén lửa” và phát triển khá mạnh từ thời điểm đó rồi, các bạn có thể dễ dạng check được thông tin của các Website hiện tại đang top các từ khóa như: hack like, hack sub, hack comment, tăng like, tăng sub… đều đã có tuổi đời từ 3 – 5 năm hoặc các video hướng dẫn mở khóa, tăng sub, tăng like hay đại loại là các kênh youtube chia sẻ về các tips/tut, tricks đã có tuổi đời cũng ở khoảng thời gian đó.

Cũng đủ hiểu và hình dung là Dịch Vụ Facebook mạnh mẽ ở thời điểm đó là thời điểm vàng của những anh chàng làm Like, Sub… có hệ thống và kiếm tiềm tỷ từ đó. (Cái này không điêu một chút nào đâu). Ngoài ra các dịch vụ về quản trị Page, chạy quảng cáo cũng khá là thịnh lúc đó và cho tới thời điển hiện tại.

2. Phân loại và tiêu chi để đánh giá các Dịch Vụ Facebook

Làm thế nào để biết được trên Facebook có bao nhiêu dịch vụ ?

Làm thế nào để hiểu rõ từng dịch vụ để làm nó hoặc thuê dịch vụ phù hợp ?

Làm thế nào để lựa chọn dịch vụ phù hợp với mình ?

Câu trả lời của các bạn sẽ có ở phần thứ 2 này của tôi, đó chính là chi tiết về các Dịch Vụ trên Facebook, khái niệm của từng loại dịch vụ, đâu là mấu chốt và bạn có thể kiếm bao nhiêu tiền từ các Dịch Vụ này.

2.1 Phân loại các Dịch Vụ Facebook

Đầu tiên, tôi xin hỏi các bạn một câu nhỏ nhé và hãy dành khoảng 30 giây đến 1 phút trả lời câu hỏi mang tính chất basic này của tôi.

Hỏi: Các bạn biết có bao nhiêu Dịch Vụ Facebook hiện nay ?

Dành một chút thời gian thôi nhé, rồi quay lại đây tôi sẽ vạch trần và giả thích từng loại dịch vụ cho bạn để bạn có thể hiểu bản chất của từng loại dịch vụ. Cam kết với bạn là sẽ không có nội dung nào thứ hai mà tương tự chất như thế này đâu.

Tôi sẽ chia làm 5 loại dịch vụ trên Facebook để các bạn có thể dễ hình dung và phân loại dễ dàng nhé.

1. Dịch vụ liên quan đến Profile Cá nhân (Tức trang cá nhân Facebook).

2. Dịch vụ liên quan đến Fanpage (Được coi như Website thứ 2 của bạn trên Facebook).

3. Dịch vụ liên quan đến Group (Tức nhóm, cộng đồng trên Facebook).

4. Dịch vụ liên quan đến Đào tạo (Tư vấn, coaching, đào tạo, khóa học…).

5. Các dịch vụ khác liên quan (Các gói dịch vụ Combo, phần mềm…).

Phân loại để các bạn có thể dễ hình dung và lựa chọn, thực ra thì cái này tôi tự phân loại nên trên sách vở hay đại loại là không có nơi nào phân loại tương tự.

2.1 Phân loại các Dịch Vụ Facebook

Có 6 TIÊU CHÍ để đánh giá và phân tích từng loại dịch vụ, vì thế hãy note lại nếu như bạn thực sự quan tâm loại dịch vụ nào đó.

1. Khái niệm (bản chất và nôm na là nó là gì)

1. Dịch vụ liên quan đến Profile Cá nhân (Tức trang cá nhân Facebook).

3. Nhu cầu (khách hàng cần nhiều hay không)

4. Mức lợi nhuận (hoặc có thể gọi là kiếm tiền dễ không)

5. Yêu cầu, độ khó (độ khó của dịch vụ và yêu cầu bạn đối với bạn)

6. Lâu dài (tức mức độ ổn định của dịch vụ)

3. Phân tích từng khía cạnh của các loại
Dịch Vụ Facebook

Nói trước là phần này khá là chi tiết và dài nhé các bạn, vì thế hãy đọc và note các vấn đề bạn cần nắm cũng như hiểu về các Dịch Vụ Facebook hiện tại. Tất cả là những gì hiểu biết của tôi, vì thế có thể đúng hoặc sai, hãy inbox hoặc liên hệ với tôi nếu như nó sai hoặc bạn cần góp ý vào điều nào đó bất kỳ, tôi rất cảm ơn bạn vì điều đó.

Có khoảng hơn 20 loại dịch vụ liên quan đến Fanpage, Group, Profile và một vài dịch vụ khác, những cái nào trùng lặp hoặc gần như giống nhau tôi sẽ không nhắc lại. Dưới đây là 17 loại hình dịch vụ mà các bạn cần phải biết khi làm Facebook Marketing.

Sẽ rất đầy đủ theo sườn 6 tiêu chí của tôi đặt ra và phân loại ở phần trước, các bạn chỉ việc lướt và đọc thôi.

Ngoài ra có một vài gợi ý, một vài mẹo mà tôi có thêm bớt ở các phần, hãy nhớ theo dõi các phần đó, tôi tin là nó là những gì tinh túy nhất dành cho các bạn.

3.1 Dịch vụ tăng theo dõi (tăng sub, tăng follow…)

3.2 Các dịch vụ về tăng Like, Comment, Share

3.3 Các dịch vụ mở khóa tài khoản, Bảo mật, Rip acc, Fanpage

3.4 Các dịch vụ tương tác tự động, Comment tự động

3.5 Các dịch vụ liên quan đến lọc tương tác, kết bạn theo Target

3.6 Các dịch vụ về trao đổi, buôn bán: Fanpage, Profile, Group

3.7 Dịch vụ tăng like, tăng đánh giá, liên quan đến Fanpage

3.8 Các dịch vụ liên quan đến Fanpage (cao cấp hơn)

3.9 Các dịch vụ liên quan đến Group

3.10 Dịch vụ liên quan đến Đào tạo, tư vấn, Coaching…(chỉ trên nhận định của cá nhân)

Note: khái niệm token là gì: https://bit.ly/2IoeLa3

Mẹo: Công thức để trở thành chuyên gia nhanh chóng: http://bit.ly/2xmSlDn

Trên là 10 đề mục các dịch vụ chính: tôi có liệt kê rất rõ về khái niệm, cơ chế hoạt động, nhu cầu hiện tại của khách hàng cũng như tầm nhìn dài hạn về các dịch vụ. Các bạn có thể tham khảo để có thể có cái nhìn tổng quát hơn, từ đó lựa chọn dịch vụ, ngách phù hợp để bạn hoạt động và định hướng lâu dài nhé. Các phần sau tôi sẽ liệt kê thêm các phần bạn còn chưa rõ và thiếu trong 10 đề mục chính từ các dịch vụ. Hãy tham khảo thêm để nắm bản chất của từng loại hình dịch vụ nhé.

3.11 Dịch vụ Marketing tổng thể trên Facebook (Fanpage, Group, Profile)

Dịch vụ này tương tự như dịch vụ tổng thể cho Fanpage, thường thì Agency sẽ nhận vì có team để làm. Nhận kèo tổng triển khai từ: lên plan, đề xuất, gợi ý cách triển khai, ngân sách phù hợp… sau đó thống nhất với khách hàng để triển khai. Tương tự một vài Anh/Chị hiện tại hiểu rõ về All In One của ATP (các phần mềm hỗ trợ trên Facebook) cũng có nhận dịch vụ này (Gợi ý đăng bài vào nhóm ATP Support tư vấn và hỗ trợ khách hàng để rõ hơn).

30.png
All In One – Giải pháp hỗ trợ xây dựng nền tảng đa kênh

3.12 Dịch vụ tăng mắt (tăng view livestream), tăng view video

31.png
dịch vụ tăng mắt livestream

3.13 Dịch vụ viết bài PR trên Profile hoặc Group

Đã có một số brand nhờ mình viết bài với phí 1-3tr/post để PR nhưng mình không nhận. Tương tự như việc bạn viết bài PR trên một trang báo bất kỳ, khi bạn sở hữu một lượng Fan nhất định trên Profile hoặc bạn có một cộng đồng có nhiều thành viên tương tác và đúng tệp khách hàng tiềm năng của họ. Họ sẽ liên hệ bạn để được PR về họ.

Cơ chế khá đơn giản: họ trả tiền và bạn viết bài với nội dung phù hợp để PR cho họ thôi.

3.14 Dịch vụ cho thuê acc agency chạy ads, dịch vụ mở khóa tài khoản ads, chạy ads bùng chiết khấu cao (khuyên ko nên làm)

33 1.jpg
Khi bạn đang sở hữu các tài khoản agency có ngưỡng và độ trust cao, đã đốt rất rất nhiều tiền vào Facebook Ads. Thì rất nhiều marketer, đơn vị Agency, doanh nghiệp liên hệ với bạn để có thể thuê các tài khoản đó để triển khai nhanh các Campaigns lớn.
- Lúc đó hai bên sẽ cho thuê và được quyền lợi cho nhau.
32 2.jpg
Tương tự dịch vụ mở khóa tài khoản Ads, hiện nay tình trạng khóa tài khoản Ads phải nói là cực kỳ nhiều. Khóa không biết lý do, khóa trong mơ (đang ngủ sáng mở mắt ra là bay sạch tài khoản), nói chung là các Anh/Em chân chính cũng bị chết như rạ… vì vậy dịch vụ này đang rất thịnh và nhu cầu siêu nhiều. Vì thế hãy tìm hiểu nó nếu như bạn muốn giúp khách hàng của mình phục hồi tài khoản quảng cáo triệu đô 😉.
34.png
Còn một ngách đó là chạy ads bùng ngân sách, ngách này hơi black một chút về phần chạy ads bùng (lời khuyên là các bạn không nên làm). Phần này nếu không nhầm thì thường họ chạy theo kiểu bùng nợ, bùng 2 – 3 lần nợ ngưỡng… thành ra các tài khoản chạy không mất 1 xu nào cả =)).

Chạy bùng bị lên án quá, vì ảnh hưởng tới nhiều Anh/Em làm ăn chính thống, bị khóa từ tài khoản chén cả tỷ tỷ cho Facebook.

3.15 Dịch vụ thuê bài viết PR

Tương tự với việc viết bài RP trên Profile và Group tôi nói ở trên, nếu bạn đang là KOLs có lượng fan lớn hoặc sở hữu các Fanpage có lượng tương tác cực kỳ cao. Thì các bên cần PR họ sẽ liên hệ bạn để bạn POST bài, Share bài trên Profile. Hoặc nếu Fanpage thì một vài Page có thể chạy các chiến dịch quảng cáo trực tiếp luôn.

Chi phí tầm 5 – 10tr gì đó, tùy theo lượng tiếp cận của bài viết và chất lượng tệp follow có đúng target hay không.- Nhìn sơ qua 2 hình ở dưới nhé các bạn. 1 là trên Profile – 1 là trên Fanpage.

35.jpg
Trang cá nhân của Hồ Ngọc Hà - hơn 1 triệu theo dõi.
36.jpg
Mình đoán là POST của Sơn Tùng đang chạy Ads, hy vọng là đúng.

3.16 Dịch vụ mở rộng của chạy Facebook Ads, chạy ads theo UID bất kỳ

Ứng dụng giải pháp Bigdata, từ đó tệp UID tức danh sách UID của người dùng Facebook. Được quét từ: bài viết, Fanpage, Group, Profile… bất kỳ, sau đó được Convert tức chuyển đổi sang tệp đối tượng tùy chỉnh và chạy ads theo tệp này.

Hiện nay khá nhiều Agency áp dụng giải pháp này để chạy dịch vụ, các Anh/Em marketer cũng áp dụng tương đối.

Gợi ý: Các bạn có thể tham khảo giải pháp Simple Ads (http://taodoituong.com) của ATP để có thể áp dụng dịch vụ này.

37.png
Giải pháp chạy Ads theo UID

3.17 Dịch vụ Convert UID sang SĐT

Tương tự với việc ứng dụng Bigdata vào việc chạy facebook ads, thì Bigdata được một vài Anh/Em khai thác với mục đích hơi “Black”. (Cướp đơn, check sđt của fanpage đổi thủ…nói chung ở đây mình không nói rõ, nhưng đạo đức nghề và kinh doanh thì tôi chỉ nói sơ qua thôi).

Cơ chế: UID được quét từ: Fanpage, Bài Viết, Group, Profile bất kỳ => sau đó qua hệ thống Bidata => thành SĐT người dùng (tỉ lệ 60 – 80% tùy vào tệp, tức tương ứng với UID đó có đăng ký SĐT không).

Lời khuyên thì các bạn không nên làm dịch vụ này, một phần là ứng dụng hơi sai cách, phần 2 là vi phạm pháp luật về bảo mật thông tin người dùng.

38.png
Dịch vụ chuyển từ UID sang Số điện thoại

PHẦN IV: XÁC ĐỊNH CHÂN DUNG, TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG

Chọn được Dịch Vụ phù hợp, biết được thị trường, các loại hình dịch vụ cơ chế hoạt động, khách hàng của mình là ai rồi chứ các bạn? Vậy giờ các bạn cần đi tìm cái gì? Dành đâu đó 1 - 2 phút để ngẫm xem phần 4 này tôi muốn nói với các bạn về chủ đề gì và trọng tâm là gì?

Đó chính là khách hàng các bạn ạ. Người nuôi sống chúng ta, ngành Dịch Vụ này là khách hàng. Khi các bạn đi làm ở một công ty abc nào đó, thì chính khách hàng là người trả lương cho các bạn. Vì thế hãy giúp khách hàng nha, không phải khách hàng mua và mình bán. Hiểu chứ 😉

Rồi oke! Bắt tay từng bước để tìm khách hàng, đó là làm sao để hiểu hành vi và sở thích của khách hàng, nói nôm na là xác định được chân dung của khách hàng tiềm năng.

1. Xác định chân dung khách hàng

Đầu tiên, hãy tham khảo cách mà các chuyên gia nước ngoài họ xác định chân dung khách hàng qua bức ảnh này nha.

39.png

Subiz họ rất thông minh khi lấy content từ nước ngoài và dịch lại, rất cảm ơn đến đội ngũ Subiz đã cho ta bức ảnh tuyệt vời này. Và hoàn toàn chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy 6 tiêu chí cơ bản trong hình như sau:
1. Thông tin của khách hàng
2. Chuyên môn của khách hàng
3. Khách hàng ở đâu
4. Hiểu khách hàng là ai, công việc, thách thức và đưa ra nội dung phù hợp
5. Những yếu tổ giúp khách hàng quyết định mua hàng
6. Nhưng yếu tố tiêu cực làm giảm nhu cầu của khách hàng

Phân tích một chút về bức ảnh này nhé, nhìn sơ chúng ta có thể dễ hình dung ra được là có 6 đề mục chuẩn để xác định được chân dung khách hàng. Nhưng dừng lại một chút, ở Việt Nam trừ những doanh nghiệp lớn, các dãn hàng lớn thì lời khuyên tôi dành cho các bạn là đừng quá khoa học hoá về các đề mục chuẩn như thế này ở Việt Nam. Vì hành vi, sở thích của người Việt khá là khác với nước ngoài, nếu các bạn là một người khá am hiểu về hành vi hoặc đã là một chuyên gia thì thừa hiểu điều này, tôi tin là như thế.

Nên vì thế, theo kinh nghiệm của tôi và một vài đúc kết. Thì các bạn nên xác định chân dung khách hàng qua các tiêu chí sau đây, cũng là con số 6 nhưng nó không quá chi tiết và đi vào checklist như bức ảnh trên đâu nha.

6 ĐỀ MỤC GIÚP BẠN DỄ DÀNG XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

1. Xác định độ tuổi của khách hàng

2. Xác định giới tính của khách hàng

3. Xác định nơi chốn của khách hàng

4. Xác định nghề nghiệp của khách hàng

5. Xác định sở thích của khách hàng

6. Xác định hành vi của khách hàng

Trên là 6 tiêu chí đơn giản để bạn có thể xác định được chân dung khách hàng tiềm năng của mình, sau đây tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để bạn có thể hình dung một cách đơn giản nhất có thể nhé.

Tôi đang kinh doanh đồ ăn vặt ở HCM, vậy khách hàng của tôi là ai?

Trước khi các bạn muốn xác định hay làm gì đó, thì lời khuyên dành cho bạn đó là. Đặt câu hỏi và tự trả lời nó trước.

Ở đây đối với việc xác định chân dung thì tôi gợi ý một vài câu hỏi dành cho các bạn đây:

Ai sẽ là khách hàng của mình?

Ai sẽ mua hàng của mình?
Khách hàng ở độ tuổi bao nhiêu thì hay mua hàng?
Khách hàng làm ngành nghề gì thì mua hàng?
Khách hàng là nữ hay nam thì mua hàng?
Ai sẽ là người đặt đơn hàng đầu tiên?
Khách hàng của mình đang ở đâu?
Ngoài mua đồ ăn vặt thì họ còn mua gì nữa không?
Khách hàng của mình họ thích gì nhỉ?
Thời điểm mà họ mua hàng là khi nào?
Họ hay mua hàng qua kênh nào ta?
Họ là người giàu, nghèo hay như thế nào nhỉ?
......

Đấy! Đó chính là cách mà bạn có thể dễ dàng xác định được chân dung khách hàng của mình một cách đơn giản nhất. Đối với một vấn đề nào đó, khi muốn giải quyết hoặc trả lời nó, bạn nên đặt các câu hỏi xoanh quanh nó và tự trả lời. Quay lại câu chuyện chính ở đây.
Khi bạn đã tự trả lời được các câu hỏi mình đặt ra tương tự như tôi đã tự trả lời được sau khi mà tôi đặt ra câu hỏi. Tôi chắc là bạn đang đi đúng hướng rồi đấy.

Với một vấn đề nào đó thì hãy đặt các câu hỏi vì sao hoặc thế nào sau đó trả lời, cái đúc kết cuối cùng của bạn đó là lời đáp.

Nào hãy xem câu trả lời của các bạn có đúng với của tôi không nhé:

1. Độ tuổi của khách hàng là bao nhiêu: 16 – 28 (khoảng khoảng đó, tôi sẽ lấy khung tuổi nhiều đối tượng sử dụng hoặc có hành vi sử dụng thường xuyên nhất).
2. Giới tính của khách hàng là gì: Chắc hẳn là nữ rồi, nhưng không vì thế mà nam lại không mua hàng hoặc sử dụng nha, tỉ lệ theo tôi nghĩ đó là 80% nữ – 20% nam (tôi cũng là một người hay ăn vặt =)) ).
3. Họ sống ở đâu ấy nhỉ: ở HCM chứ đâu nữa, mình bán ở HCM mà, nhưng gợi ý thêm là các bạn có thể mở rộng ra các đối tượng ở tỉnh nếu có ship…(gợi ý video tìm kiếm và tiếp cận khách hàng quanh cửa hàng: http://bit.ly/2LTuuAl ).
4. Họ làm nghề gì ta: độ tuổi khoảng đó thì tập trung: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng các bạn nha.
5. Họ thích cái gì nhỉ: tất nhiên là thích ăn uống rồi, đồ ăn vặt, mua sắm, thời trang… đó là những sở thích chung chung. Còn nói về thích gì chắc nhiều lắm luôn.
6. Họ có hành vi như thế nào: học sinh, sinh viên thì hành vi sẽ hơi khác dân văn phòng, nhưng họ có điểm chung là thích ăn vặt, vì thế họ có hành vi xem, thích các trang về đồ ăn, review…nói chung là liên quan đến ăn uống, ăn mặc nha.

Nào hãy xem câu trả lời của các bạn có đúng với của tôi không nhé: Các bạn thấy câu trả lời của tôi thế nào, khá đơn giản phải không? Và các bạn cũng chỉ cần như thế hoặc hơn là oke rồi. Vì không cần phải quá sâu vào một vấn đề nào đó, để hiểu hành vi hoặc sở thích của khách hàng là một điều khác dễ dàng đúng không nào?

Một câu nói tâm đắc của tôi là: nếu muốn làm gì với ai đó, hãy hiểu hành vi và sở thích của họ trước đã

Bài tập của chúng ta hôm nay đã giải quyết xong rồi chứ nhỉ? Giờ sau khi đã xác định được chân dung khách hàng, hiểu nó là gì và nôm na đã định hình cho mình riêng một khuôn mẫu hơi hơi chuẩn để có thể xác định rõ. Giờ bắt đầu bước thứ hai, đó là xác định xem khách hàng ở đâu và tìm họ thế nào.

2. Khách hàng của bạn đang ở đâu vậy ?

Sau khi đã xác định được chân dung khách hàng thì phần tiếp theo tôi muốn các bạn biết đó chính là xác định khách hàng mình đang ở đâu và tiếp cận đến họ.
Ở phần trước, tôi đã ví dụ mặt hàng đồ ăn vặt để các bạn dễ hình dung. Nhưng quên mất là chúng ta đang nói đến câu chuyện Dịch Vụ Facebook mà, xin lỗi các bạn vì một lần nữa tôi lại quên.
Vì thế phần này tôi sẽ lại quay lại đối tượng là khách hàng của Dịch Vụ Facebook nhé. Hy vọng phần này của tôi sẽ không làm các bạn thất vọng.
Giả sử như tôi đã xác định được chân dung khách hàng rồi, thì bài toàn thứ hai mà tôi phải giải quyết đó là khách hàng của mình đang ở đâu vậy? làm sao để biết họ đang ở đâu và tiếp cận đến họ ?

Lại là câu chuyện đặt ra câu hỏi và tự trả lời nó, và tôi có một vài câu hỏi để gợi ý cho các bạn đây:

Khách hàng mình là ai thế nhỉ ?
Khách hàng mình họ làm ngành nghề gì ?
Những nơi nào có thể tìm kiếm họ nhỉ ?
Họ thường có hành vi thế nào ta ?
Họ cần những cái gì nhỉ ?
Điều họ muốn biết, hay họ quan tâm tới gì ?
Có chỗ nào mà tập trung nhiều khách hàng của mình không nhỉ ?
Họ tìm kiếm những điều gì ?
Họ đang gặp khó khăn gì ?
Làm sao để tìm kiếm họ ?

Các bạn tự trả lời được các câu hỏi trên của tôi chứ ? hoặc các bạn có tự đặt được một vài câu hỏi dành cho mình chưa, hãy bổ sung vào cho đầy đủ nhé.
Nhớ lại một chút bài học đầu tiên của tôi, bài giải toán thứ nhất ấy, đó chính là xác định chân dung khách hàng. Tôi sẽ minh chứng cho các bạn thấy rằng, sau khi xác định chân dung khách hàng thì việc tìm kiếm khách hàng hoặc đại loại là xác định khách hàng ở đâu khá là dễ dàng nha.

Bài toán thứ hai: Khách hàng của Dịch Vụ Facebook là ai ?

Dễ quá mà, lật lại tài liệu mục 3: phân tích từng khía cạnh của các loại Dịch Vụ Facebook. Trong đó tôi có nhắc đến phần nhu cầu của từng loại, ở đó có khách hàng của mình rồi đó.
List ra tại đây luôn chứ không các bạn lại lười: chủ shop, mẹ bỉm, người kinh doanh trên Facebook, ca sỹ, nghệ sỹ, KOLs, các đơn vị Agency, các Freelance…một vài gợi ý cơ bản với tệp khách hàng tiềm năng của mình đó.
Phân tích vì sao tôi xác định được tệp khách hàng này nhé, để các bạn có thể dễ hình dung tương tự cho các ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ khác (công thức này khá đúng đó nha).


1. Phát sinh từ nhu cầu mà ra khách hàng, vì thế đơn giản thôi ai có nhu cầu thì người đó chính là khác hàng của mình. Chúng ta hiện tại đang có bao nhiêu loại hình dịch vụ cơ bản nhỉ các bạn ? ai trả lời không được là không thuộc bài cũ nhé.
2. Xác định hành vi của khách hàng: khi họ có nhu cầu thì họ đi tìm ở đâu, họ liên hệ ai, kênh họ tìm là kênh nào, như thế nào thì họ sẽ chuyển đổi mua hàng.
3. Xác định nhân khẩu học của họ: thường thì chủ shop, mẹ bỉm, ca sỹ, nghệ sỹ họ trường có khai báo trên nhân khẩu học: làm gì, ở đâu, quản lý gì, công việc hiện tại… từ đó ứng dụng Graph Search để tìm họ thôi: các từ khoá gợi ý: Chủ Shop, Quản lý, manager, Mỹ phẩm, thời trang, đại lý, sỉ lẻ, cửa hàng, store…hơi khó nhưng tìm hiểu đi nhé, rất thú vị nếu bạn biết cách dùng Graph Search, sắp tới tôi có khoá học miễn phí từ A đến Z về Simple Graph và ứng dụng. Hãy truy cập http://atpacademy.vn để cập nhật mỗi ngày các khoá học miễn phí chất lượng từ ATP nhé.
4. Họ thường ở đâu trên Facebook: người kinh doanh, chủ shop, mẹ bỉm họ thường ở các group có chứa cá từ khoá: cộng đồng, digital marketing, marketing online, mẹ bỉm, marketing, kinh doanh, khởi nghiệp, content marketing, isocial, agengy, freelance… hãy search các từ khoá đó, bạn sẽ có danh sách cac nhóm, cộng đồng nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn ở đó…
5. Xác định khách hàng họ cần gì: tất tần tật mọi thứ mà Dịch Vụ Facebook cung cấp hoặc hỗ trợ, họ cần giải pháp, họ cần những thứ giúp được nhu cầu của họ, giải quyết được vấn đề của họ.
- VD: Ca sỹ, nghệ sỹ, KOLs… có phải họ cần các dịch vụ về bảo mật, tăng like, tăng theo dõi… hay sao?
- VD: Người kinh doanh, chủ shop, mẹ bỉm… người ta cần về kiến thức, tư vấn, training, công cụ, giải pháp giúp họ có được kiến thức và hỗ trợ công việc, hoạt động kinh doanh của họ.. hay sao?


Một vài gợi ý và phân tích của tôi như trên, hy vọng các bạn có thể hình dung ra được bản chất thật sự và cảm nhận được nó, sẽ rất khó nếu các bạn không ghi chép những điều gì mình thiếu hoặc thực hành ngay những gì mình cần nhớ, cần làm hoặc nó thực sự quan trọng với các bạn.
Mẹo: nếu hơi đuối hãy đọc qua bài viết này - Check list giúp bạn thư giãn đúng cách: http://bit.ly/2PZ3ocW

3. Dùng công cụ hỗ trợ một cách đơn giản

Đòn bẩy về công nghệ, công cụ là một thứ mà bạn cần trang bị cho mình khi kinh doanh hoặc làm Marketing ở một kênh nào đó bất kỳ trên Online hiện nay. Vì thế hãy có kiến thức về nó và áp dụng đúng, phù hợp với kênh mà mình triển khai. Nhất là trên Facebook, hãy tham khảo bài review full công cụ hỗ trợ Marketing trên Facebook này nhé.
Tổng hợp các công cụ hỗ trợ Marketing Facebook tốt nhất hiện nay: http://bit.ly/2N2Fv2n
Phần này tôi sẽ không đi chi tiết, các bạn tự tìm hiểu và áp dụng các công cụ phù hợp nhé. Vì nếu đi sâu vào một chút thì nó hơi thiên về kỹ thuật, các bạn sẽ rất chán và buồn ngủ.
Gợi ý là mỗi công cụ trên này đều có điểm mạnh, yếu… hãy liên hệ với đội ngũ Support để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Phần V: Để thành công ?

Tôi biết là đến phần này các bạn khá đuối rồi, thực ra thì tôi cũng thấy thế, ebook này khá dài và chi tiết nó dành cho tất cả những đối tượng: dành cho khách hàng của ATP, dành cho những ai đang quan tâm đến Dịch Vụ Facebook, dành cho những ai muốn biết, hiểu và rõ hơn về các Dịch Vụ Facebook. Thậm chi còn dành cho tất cả những người kinh doanh trên nền tảng Facebook để có thể lựa chọn dịch vụ hoặc định giá được dịch vụ cho những lần sử dụng dịch vụ của mình.
Đến phần này tôi tin là các bạn đã hình dung và khá hiểu rõ về các dịch vụ trên Facebook rồi nhỉ. Và thậm chí còn hiểu rõ hơn cả tôi nhiều nữa ấy chứ, điều đó tốt vì chí ít là tôi đã giúp các bạn lượm nhặt thêm các KEYWORDS mình đang thiếu. Qua 3 phần tổng từ: Thị trường, phân tích ngành, kênh triển khai, chi tiết các loại hình dịch vụ và hơn nữa là việc bạn có thể xác định và tìm kiếm khách hàng tiềm năng dành cho mình.
Phần thứ 5 này tôi sẽ viết chậm lại một chút và nó không quá chi tiết về con số, phân tích. Ở phần này tôi sẽ đi nhiều và nhấn mạnh về những checklist mà tôi có thể gợi ý cho các bạn. Bạn sẽ có thêm hướng đi, thêm động lực, thêm tư duy, thêm phần sáng tạo và tôi tin là nội dung ở phần 5 này sẽ giúp ích được các bạn rất rất nhiều.

1. Checklist này sẽ giúp bạn thành công hơn.

- Lựa chọn cho mình dịch vụ phù hợp với bản thân và gắn liền với nó ở thời gian ban đầu, làm tốt nhất có thể. Nếu đã tốt thì làm tốt hơn và mở rộng thêm các dịch vụ cho mình.
- Hiểu rõ hơn về khách hàng, nhu cầu của khách hàng, hành vi và sở thích của khách hàng.
- Trước tiên hãy là người chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu cá nhân là lợi thế của bạn.
- Luôn lấy uy tín làm đầu (định hướng lâu dài ngay từ cách làm, thương hiệu cá nhân, content, câu chữ nói với khách hàng).
- Xây dựng thương hiệu cá nhân chất (tạo dựng sự khác biệt, chuyên nghiệp).
- Mở rộng tệp khách hàng mới, mở rộng mối quan hệ (ứng dụng Simple Facebook, Simple Account… tôi sẽ hướng dẫn chi tiết ở phần xây dựng Profile cá nhân như thế nào để có khách hàng đễ dàng nhờ áp dụng công cụ).
- Mở rộng, đổi mới loại hình dịch vụ kèm theo đó là update kiến thức, độ nhạy, kỹ năng của bản thân.
- Chăm sóc lại KH cũ, bảo hành dịch vụ đúng cam kết, cố gắng đừng để khách hàng thất vọng hoặc phải có đền bù, hỗ trợ cho khách hàng nếu như dịch vụ của mình bị “lỗi” hoặc trục trặc gì đó (kinh nghiệm đúc kết sâu sắc từ bản thân).
- Không nên tư duy ăn sổi, chỉ nên cung cấp dịch vụ an toàn & chất lượng, kèm theo sự đảm bảo, lâu dài và luôn phải cho khách hàng nhìn thấy nó bằng câu chữ, hứa hẹn đủ. (đương nhiên là trong tầm kiểm soát và không làm quá lên).
- Không lừa đảo, scam, ăn chặn, làm cho khách hoặc với tâm thế ăn % hay lấy tiền quá nhiều. Câu chuyện là các bạn sẽ lảnh đủ hậu quả nếu như không chuẩn mực (một vài pha mình thấy bị bắt tận nơi rồi đấy, đừng nghĩ các bạn không có thông tin hoặc không chính chủ là người ta không tìm được bạn). Ngoài ra hãy với tâm thế giúp đỡ và lấy tiềm của khách hàng một cách vui vẻ mà cả hai bên đều mĩm cười 😉.
- Lựa chọn thương hiệu, đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín để giới thiệu, làm AFF, CTV, Partners,...(Có rất nhiều đơn vị là hệ thống, agency lớn uy tín, check bằng cách dựa vào feedback, review trên các cộng đồng, hoặc nếu dễ dàng các bạn có thể POST bài lên Cộng Đồng Digital Marketing, Tâm sự isocial, Cộng Đồng Marketing Online… để các thành viên là dân marketer review là chuẩn nhất…).
- Xây dựng nền tảng đa kênh để an toàn (Profile Facebook, Group Facebook, Fanpage Facebook (Fanpage dễ die không nên làm dạng dịch vụ mà làm dạng Fanpage cộng đồng, chia sẻ các kiến thức kinh doanh, bán hàng trên Facebook), Kênh Yotube, Website hoặc Blog cá nhân, Zalo Profile…).
- Xây dựng teamwork, ctv để có thể tăng trưởng mạnh (tham khảo nội dung bài viết: http://bit.ly/2NSNZ0s)
- Nên đầu tư 1 hotline chuẩn để uy tín hơn, tăng niềm tin hơn với khách hàng liên hệ sử dụng dịch vụ. Anh/Em nên chọn loại phong thủy trong 81 linh số, thường các Anh/Em kinh doanh hay lựa chọn, đọc qua bài viết này nếu bạn muốn hiểu thêm về 81 linh số http://bit.ly/2NpadHG), truy cập http://simdepvietnam.vn để lựa chọn sim đẹp ưng ý nhất cho mình.
- Trang bị kiến thức tốt để chia sẻ, hướng dẫn khách hàng kinh doanh hiệu quả hơn, tâm thế giúp khách hàng thật tốt dịch vụ của mình và góp ý, đề xuất với khách hàng những kênh marketing/bán hàng tốt… (tham khảo cách làm hiện tại của ATP và hoàn toàn bạn có thể đọc qua, copy các nội dung của ATP để chia sẻ với khách hàng của mình nếu nó thực sự hữu ích với khách hàng)
- Lời khuyên là hãy trở thành chuyên gia ở ngành này, hiểu hành vi, nhu cầu của khách hàng và điều quan trọng hơn là nắm cái tổng quan và sự thay đổi của Facebook, lúc đó bạn sẽ có tầm nhìn, thay đổi phù hợp cho dịch vụ của mình hơn (Tham khảo công thức để trở thành chuyên gia tại đây: http://bit.ly/2xmSlDn).
- Cốt lõi của Dịch Vụ Facebook là làm những thứ khách hàng không làm được, không có thời gian để làm, chưa đủ nguồn lực, kiến thức để làm… những gì bạn cung cấp là thực sự mang lại giá trị cho khách hàng, tạo niềm vui, tạo sự thay đổi và giúp khách hàng kinh doanh bán hàng tốt hơn. Những điều dù là nhỏ nhặt nhất thôi đôi lúc có thể giúp khách hàng có kết quả tốt và thay đổi thật sự. Vì thế hãy update thật nhiều kiến thức, kỹ năng hay để giúp được khách hàng từ đó khách hàng sẽ tự nhiên giúp bạn thôi. (Quy luật cho và nhận).

2. Kỹ năng của bản thân

Tôi có nhắc đến khá nhiều về kỹ năng của người thực thi, đó chính là việc thực chiến của bạn, các nhóm kỹ năng bạn cần phải có ở đây:
- Kỹ năng: Phân tích vấn đề
- Kỹ năng: Nhìn nhận vấn đề
- Kỹ năng: Giải quyết vấn đề
- Kỹ năng: Đúc kết vấn đề
Quan trọng nhất vẫn là bạn, chính bạn là người áp dụng, làm, triển khai và hỗ trợ khách hàng. Vì thế được hay không, triển khai trôi hay không, có kết quả hay không đó là nằm ở bạn. Hãy trang bị kiến thức nền thật tốt cho mình, và luôn ghi nhớ điều này.

Làm từ những dịch vụ dễ nhất, đơn giản nhất và phù hợp nhất, cho đến khi bạn giỏi hơn, biết nhiều hơn, giúp đỡ được nhiều khách hàng hơn. Lúc đó tôi tin bạn đã có một kết quả khá là trong sự mong đợi của bạn. Hãy từng bước đi lên từ con số 0 tròn trĩnh. Ai cũng như vậy cả từ những chuyên gia cho đến những người sở hữu cơ ngơi bạc tỷ. Hãy cố gắng đúng cách, tạo động lực mỗi ngày, thực hiện mục tiêu của bạn.

Để thành công không phải là ngày một ngày hai, mà nó là cả một quá trình dài hình thành, vì thế trước tiên hãy trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng đã nhé. Tham khảo 64 kỹ năng dành cho người thành công: http://bit.ly/2N7ZegV

34158172 378063326025508 4100617848307580928 N.jpg

KIẾN THỨC CỦA BẠN ĐÁNH GIÁ NÊN THU NHẬP CỦA BẠN

3. Một chút về đội nhóm

Muốn đi nhanh bạn hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng những đồng đội của mình. Tôi không quá mạnh về đội nhóm cũng như có nhiều trải nghiệm về nó. Viết về đội nhóm có lẽ là chủ đề khá là khó đối với tôi. Nhưng không vì thế mà tôi không có những nhận định và những lời khuyên dành cho bạn.

40.jpg

Hiện tại tôi đang là leader của team thiên về Branding và nền tảng. Điểm xuất phát của tôi rất thiên về cá nhân và tôi thích như thế, thường thì các marketer họ luôn như vậy. Nhưng phải đến một lúc nào đó, bạn ở một level khác…đại loại như là bạn phải lên làm quản lý, bạn phải làm việc với con người, với đội ngũ, có tinh thần teamwork thì lúc đó bạn mới thấy khó và nó bắt buộc bạn phải thực sự thay đổi về lối tư duy và nhìn nhận bản thân khá nhiều. Nhấn mạnh với các bạn vì đây là trải nghiệm của bản thân tôi, nó không quá xa lạ hoặc không thực tế đâu nhé.

Đến đây thì tôi có một vài nhắn nhủ với các bạn như thế này, đầu tiên nếu như xuất phát điểm của bạn là con số 0 thì các bạn nên gia nhập một team nào đó để có thể update kiến thức và trang bị nền tảng cho mình. Nó sẽ giúp bạn có kiến thức và quan trọng hơn là bạn được trải nghiệm môi trường teamwork, là sự chuẩn bị dành cho bạn nếu như bạn muốn làm người có sức ảnh hưởng hoặc là một người thực sự giỏi.

Hơi thuần về lý thuyết nhỉ, phần này tôi không đi chi tiết và chỉ có một vài gợi ý và lời khuyên dành cho bạn thôi. Các bạn tự lựa chọn và giúp bản thân mình tốt hơn nhé.

Hãy tham khảo khóa học xây dựng đội ngũ của ATP nếu như bạn muốn hoàn thiện mình hơn: http://bit.ly/2xYnfBD

Phần VI: Tổng kết và Review

Tôi tin là những gì mà tôi chia sẻ với các bạn nó mang lại giá trị thực sự và hy vọng là các bạn đón nhật nó một cách tự nhiên nhất và mang tâm thể lượm nhặt kiến thức cho bản thân và update cho mình hoàn thiện hơn.

Khi viết Ebook này tôi đặt tâm huyết của mình khá nhiều vào nó, các bạn có thể thấy đấy, nó rất dài và chia làm nhiều phần. Quá chi tiết cho một Ebook.

Hãy review hoặc gửi inbox cho tôi nếu như bạn thắc mắc hoặc có một lời đề nghị nào đó phù hợp mà các bạn muốn.

Tôi cũng giống như các bạn mà thôi, cũng là một con người và xuất phát điểm bằng 0. Vì thế với tâm thế chia sẻ và tôi rất rất muốn Ebook này mang lại giá trị thực sự dành cho các bạn đọc nó.

Các bạn thì sao? Hãy chọn cho mình con đường riêng nhé, hoặc nếu như các bạn là khách hàng của ATP. Hay những ai đang là người kinh doanh thì tôi tin là các bạn đã trang bị cho mình kiến thức về Dịch Vụ Facebook đầy đủ nhất từ trước đến nay rồi đấy.

Câu chuyện của tôi và các bạn khá là dài phải không nào, phần này đã là phần tổng kết nhưng tôi tin là nó chỉ đáp ứng với khoảng 30 – 50% với những cái các bạn cần. Liên hệ với đội ngũ ATP hoặc trực tiếp cho tôi. Với tâm thể sharing đội ngũ ATP sẽ giải đáp các thắc mắc, các câu hỏi và vấn đều của các bạn. Tin tôi đi, ATP sẽ không để bạn phải thất vọng đâu.

Đây là Ebook đầu tiên của tôi về hướng dẫn kinh doanh một ngành hàng, sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Những phần còn thiếu, những lỗi, những bất cập là điều hiển nhiên sẽ có và tôi tin là các bạn sẽ góp ý, review, feedback cho tôi để có thể hoàn thiện hơn trong những Ebook lần tới.

Với ATP câu chuyện tạo ra giá trị, tạo ra môi trường, sân chơi để giúp đỡ khách hàng kinh doanh tốt hơn, có kiến thức nhiều hơn, hiểu rõ hơn về thị trường, bán hàng, kênh marketing, lợi thế, mẹo, tip/tuts… là tiêu chí hàng đầu. Vì thế những Ebook hướng dẫn kinh doanh từ A đến Z này sẽ được đội ngũ ATP soạn, đặt tâm vào khách hàng để có những nội dung chất lượng nhất.

ATP Software – Tâm thế hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng kinh doanh tốt hơn !

Nếu nội dung trong Ebook này thực sự mang lại giá trị và có thể bạn bè của bạn cần nó, hãy #SHARE trên trang cá nhân của hoặc một nơi nào đó mà bạn muốn.
Lời cảm ơn là điều tôi muốn nói cuối cùng với các bạn, cảm ơn các bạn đã dành thời gian tham khảo Ebook này. Hãy đón chờ các Ebook khác của tôi và đội ngũ ATP nhé 😉